Phát triển năng lực thông tin: nhìn từ góc độ văn hóa

Lĩnh vực “năng lực thông tin” do các nhà giáo dục và thư viện học phương Tây, đặc biệt là Mỹ, Úc, và Anh, khởi xướng và phát triển. Sau một thời gian dài điều chỉnh và đã được thực tiễn kiểm nghiệm, khái niệm và các vấn đề liên quan đến việc triển khai phát triển năng lực thông tin (NLTT) ngày càng có giá trị thực tiễn và đặc biệt phù hợp với các nước phương Tây, với nền văn hóa và giáo dục phương Tây.

Gần đây, bắt đầu xuất hiện các trào lưu nghiên cứu NLTT theo hướng nhân học, qua đó các tác giả nhấn mạnh đến yếu tố văn hóa, yếu tố con người khi triển khai NLTT. Nổi bật trong đó là các tác giả Gary Gorman và Donner (Zew Zealand) và Campell (Mỹ). Năm 2008, UNESCO cũng chính thức công bố bản báo cáo và khuyến nghị xây dựng các chỉ số NLTT toàn cầu, trong đó cũng đề cập đến việc phải xem xét các yếu tố văn hóa khi ứng dụng các khung và các chuẩn NLTT hiện có vào điều kiện từng quốc gia cụ thể. Đây có thể coi là một cách tiếp cận đúng đắn và hợp lý. Thực tế, việc triển khai NLTT cũng chính là một quá trình giáo dục, đào tạo. Nói cách khác, đó cũng là một thành tố văn hóa. Thực tế hiện nay phần lớn các khái niệm, khung triển khai NLTT đều do các nhà giáo dục phương Tây phát triển, dựa trên đặc thù của người học với nền văn hóa và phong cách học tập phương tây. Chính hai tác giả Gorman và Dornor (2006) đã khẳng định việc áp dụng trực tiếp những cơ sở khoa học như trên vào các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước khu vực Đông Á, sẽ không đem lại hiệu quả sư phạm cao.

Câu hỏi đặt ra là: đặc thù NLTT của người Việt là gì? Các yếu tố văn hóa (cách tiếp cận và xử lý thông tin; văn hóa dạy – học; khả năng ngoại ngữ; thói quen sử dụng công nghệ truyền thông) ảnh hưởng như thế nào đến việc triển khai NLTT ở Việt Nam như thế nào? Hướng tiếp cận triển khai phát triển NLTT như thế nào là phù hợp với bối cảnh Việt Nam?

Rất mong nhận được trao đổi của quý đồng nghiệp có cùng mối quan tâm.

One thought on “Phát triển năng lực thông tin: nhìn từ góc độ văn hóa

  1. Nước Việt cần đầu từ nghiên cứu KTTT có hệ thống và trách hơn!!! Đặt câu hỏi đúng lắm. Bạn nên tiếp thị chúng mạnh hơn tí nữa vì nhiều nhà nghiên cứu Việt nam vẫn còn dựa dẫm vào Tây học, Tàu học lắm lắm…

    (from http://my.opera.com/horusviet/blog/) )

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Scroll to top