Chỉ dẫn triển khai tối ưu việc phát triển kiến thức thông tin tại các trường ĐH Australia

Bản chỉ dẫn này là sự tập hợp các đặc điểm của việc dạy và học kiến thức thông tin có chất lượng tại các trường đại học của Australia. Những đặc điểm này là sự tổng kết các hoạt động thực tiễn và các nguyên tắc triển khai. Chúng được chắt lọc từ rất nhiều hướng tiếp cận dạy và học kiến thức thông tin, từ những chương trình đào tạo độc lập cho đến việc tích hợp kiến thức thông tin vào những chương trình đào tạo chính yếu của trường đại học.

Mục tiêu và cách sử dụng

Bản chỉ dẫn này xác định ba cấp độ có liên quan. Cấp độ thứ nhất xác lập các chỉ dẫn triển khai tối ưu xuất phát từ quan điểm của những người có liên quan đến việc xây dựng các định hướng chiến lược cho trường đại học. Cấp độ thứ hai bao gồm việc lập kế hoạch điều hành và quản lý. Cấp độ thứ ba là các nội dung liên quan đến việc triển khai trực tiếp. Không nên xem đây là các mảng riêng rẽ: không có cấp độ nào có thể tồn tại độc lập với các cấp độ kia, việc triển khai có thể đan xem giữa các cấp độ.

Kiến thức thông tin là trách nhiệm của tất cả các bộ phận trong giáo dục đại học; bản Hướng dẫn này sẽ rất có ích đối với những người làm công tác quản lý – người cung cấp chính sách, ngân quỹ, và cơ sở hạ tầng cho việc phát triển kiến thức thông tin – đối với cán bộ thư viện, chuyên gia công nghệ thông tin, và giảng viên – những người thiết kế và thực hiện các chương trình đào tạo cũng như các trải nghiệm học tập.

Tuy tài liệu này hướng vào các trường đại học, nhưng những khái niệm nội hàm của nó cũng có thể ứng dụng trong các cơ sở đào tạo, ngành nghề và cộng đồng khác.

Trên cơ sở sự đa dạng của các trường đại học tại Australia, không nên coi Bản chỉ dẫn này như một chiếc khung cứng nhắc. Mà hơn thế, nó đề xuất một phạm vi hoạt động và nguyên tắc có thể được dùng như là công cụ để thiết lập, phát triển, đánh giá hoặc tăng cường việc dạy và học kiến thức thông tin.

Bản chỉ dẫn này hỗ trợ và bổ sung các nguyên tắc, tiêu chuẩn cơ bản đã được đề cập  trong Khung nội dung Kiến thức thông tin Australia và New Zealand (ấn bản lần 2) do Viện Kiến thức thông tin Australia và New Zealand (ANZIIL) cùng với Hiệp hội cán bộ thư viện đại học Australia xây dựng.

Lịch sử

 

Xin cảm ơn ANILL CAUDIT, Hiệp hội thư viện trường học Australian, và Nhóm Kiến thức thông tin của ALIA (Hiệp hội Thông tin – Thư viện Australia) đã có những đóng góp quý báu cho sự phát triển của Bản chỉ dẫn này.

Để có thêm thông tin về kiến thức thông tin, xin xem tại:

http://www.caul.edu.au/info-literacy/

http://www.anziil.org

Bản chỉ dẫn này lấy cơ sở từ bản Các đặc điểm của chương trình kiến thức thông tin của Hiệp hội Thư viện đại học và Thư viện nghiên cứu Hoa Kỳ, vốn đã được dùng để minh họa cho bản Chỉ dẫn Tối ưu hóa (Tháng 6.2005)

Hiệp hội cán bộ thư viện đại học Australia

 

Nhóm triển khai Kiến thức thông tin

Tháng 5/2004

Mức độ A – Kế hoạch Chiến lược/Tổng thể

Văn bản và chính sách tổng thể phải được phát triển với các đặc điểm:

A1. Thể hiện cách tiếp cận kiến thức thông tin phù hợp với mục tiêu phát triển của trường

A2. Có một định nghĩa về kiến thức thông tin phù hợp với bản Khung kiến thức thông tin Australia và New Zealand

A3. Nhấn mạnh Kiến thức thông tin như là một tiêu chí bắt buộc đối với sinh viên tốt nghiệp

A4. Cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ của nhà trường đối với kiến thức thông tin

A5. Thiết lập một cơ chế chính thức dành cho truyền thông và trao đổi liên tục trong cộng đồng học thuật, với mục đích cổ súy cho kiến thức thông tin và học tập suốt đời

A6. Ủng hộ quan điểm cho rằng việc phát triển kiến thức thông tin phải là trách nhiệm của tất cả các thành viên trong đội ngũ lãnh đạo trường, các nhà quản lý và hoạch định chính sách, những người làm công tác giảng dạy và hỗ trợ học tập, như: giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ thư viện và các chuyên gia công nghệ thông tin.

A7. Đảm bảo các cơ hội cho mọi người có thể tham gia vào việc học tập suốt đời theo nhu cầu của họ

Mức độ B: Kế hoạch Điều hành/Quản lý

Kế hoạch Điều hành đối với Kiến thức thông tin được thể hiện qua:

B1. Việc phổ biến rộng rãi các văn bản và chính sách về kiến thức thông tin thông qua nhiều phương tiện, dựa trên nhiều bối cảnh, cơ hội khác nhau.

B2. Sự tán thành đối với Khung nội dung Kiến thức thông tin Úc và New Zealand của các Hội đồng nhà trường và Hội đồng học thuật.

B3. Xác định và phân công trách nhiệm phụ trách triển khai kiến thức thông tin

B4. Xây dựng ngân quỹ để đảm bảo sự hỗ trợ đầy đủ về nhân lực, nguồn lực, quá trình đào tạo liên tục, và vấn đề phát triển chuyên môn.

B5. Sự thừa nhận và khuyến khích sự phối kết hợp giữa các giảng viên, cán bộ thư viện và các bộ phận khác bên trong nhà trường.

B6. Việc tích hợp một cách chính thức kiến thức thông tin vào trong khung chương trình đào tạo, và sự phát triển các cơ chế dành cho việc nối kết các khung chương trình đào tạo.

B7. Sự xác định các mức độ ưu tiên dành cho các khóa học và chương trình có liên quan đến việc triển khai kiến thức thông tin trong khung chương trình đào tạo.

B8. Kiểm tra và sửa chữa định kỳ, nếu thấy cần thiết, đối với hệ thống văn bản và chính sách

B9. Dự liệu mục tiêu, kế hoạch marketing và quảng bá cho những người có liên quan, các nhóm hỗ trợ, cũng như các kênh truyền thông khi cần thiết.

 

 

 

Mức độ C: Lập và phát triển kế hoạch triển khai/xây dựng khung chương trình

 

Việc phát triển kiến thức thông tin:

 

C1. Xây dựng các mục tiêu và mục đích gắn với mục tiêu và mục đích của các chương trình đào tạo, của các đơn vị đào tạo, và của chính trường đại học.

C2. Xác định được kết quả định lượng đối với việc thẩm định các chương trình.

C3. Lường trước được những cơ hội và thách thức hiện tại cũng như tương lai.

C4. Đưa được kiến thức thông tin vào các chương trình đào tạo và hướng nghiệp

C5. Dẫn đến một sự đồng thuận về các khái niệm kiến thức thông tin và bối cảnh thực hiện

C6. Đồng thuận và hỗ trợ hướng tiếp cận phối hợp giữa cán bộ thư viện, giảng viên, người xây dựng khung chương trình, các chuyên gia dạy – học, và các bộ phận khác.

C7. Đảm bảo sự phối kết hợp được diễn ra liên tục, xuyên suốt quá trình triển khai chương trình, trên cơ sở việc lập kế bắt đầu từ sự phân bổ, đánh giá việc học tập của sinh viên, cho đến vấn đề thẩm định và sửa chữa.

C8. Phản ánh thực tiễn giáo dục một cách rõ nét, đặc biệt:

  • o Nhấn mạnh việc học tập lấy sinh viên làm trung tâm

o Hỗ trợ đa dạng hóa các hình thức giảng dạy

o Ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp và các phương tiện truyền thông khác

o Áp dụng các hoạt động tích cực và có tính cộng tác

o Khuyến khích lối suy nghĩ và phản ánh tích cực

o Đáp ứng việc đa dạng hóa các loại hình học tập

o Gắn với cơ sở tri thức mà sinh viên đang có.

o Gắn kết kiến thức thông tin với các khóa học được triển khai thường xuyên, các kinh nghiệm đời sống thực tế tương ứng với các cấp độ của môn học và khóa học.

C9. Ở mỗi cấp độ môn học và khóa học, cần xác định độ sâu và tính phức tạp của các kỹ năng mà sinh viên sẽ được trang bị.

C10. Trình tự và việc tích hợp các kỹ năng cần phải được nâng cao trong suốt quá trình học tập của sinh viên.

 

Vai trò của những người tham gia triển khai Kiến thức thông tin

C11. Thực hiện các vai trò đầu tàu, minh họa, cố súy cho kiến thức thông tin và học tập suốt đời.

C12. Phát triển các kinh nghiệm giảng dạy và sự đánh giá học tập của sinh viên.

C13. Phát triển các kinh nghiệm trong xây dựng khung chương trình, đồng thời nắm rõ việc phát triển, quản lý, triển khai, duy trì, và thẩm định việc dạy – học kiến thức thông tin

C14. Tiếp thu và tham gia tích cực vào quá trình đào tạo, phát triển chuyên môn một cách hệ thống, liên tục.

C15. Tiếp nhận sự đánh giá thường xuyên về chất lượng công việc mà họ đóng góp trong quá trình dạy và học kiến thức thông tin.

C16. Tham gia các hoạt động ngoại khóa để nâng cao kiến thức thông tin, bằng cách:

o Tham gia các khóa đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn trong trường, hoặc các hội thảo, các chương trình đồng tài trợ có liên quan đến kiến thức thông tin.

o Chia sẻ thông tin, phương pháp và kế hoạch với các đồng nghiệp tại các trường khác

o Gửi một thông điệp rõ ràng, trong đó định nghĩa, mô tả, và xúc tiến kiến thức thông tin cũng như giá trị của nó tới những đối tượng có liên quan trong trường.

 

Đánh giá và thẩm định kiến thức thông tin

C17. Tính hiệu quả của khung chương trình

o Xây dựng một tiến trình triển khai và phát triển liên tục

o Đánh giá những tiến triển trực tiếp liên quan đến khả năng thực hiện các mục tiêu, mục đích đã đặt ra.

o Gắn với việc đánh giá chất lượng khóa học, khung chương trình, cũng như việc thẩm định của nhà trường và các sáng kiến thúc đẩy chuyên môn.

o Áp dụng đa phương pháp và đa mục đích trong việc đánh giá và thẩm định.

C18. Kết quả học tập của sinh viên

o Nhận thức được sự khác biệt trong các kiểu dạy và học, bằng cách sử dụng nhiều phương pháp đánh giá kết quả thích hợp, ví dụ như kiểm tra viết, kiểm tra vấn đáp, quan sát trực tiếp, tự kiểm tra và kiểm tra chéo.

o Hướng vào các hoạt động của sinh viên, việc trang bị tri thức, và đánh giá ý thức học tập

o Đánh giá cả quá trình học tập lẫn kết quả cuối cùng.

o Bao gồm việc đánh giá sinh viên của giáo viên, việc đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá của sinh viên.

C19. Kiểm tra định kỳ tất cả các phương pháp đánh giá và thẩm định

(Dịch từ nguyên bản Best Practice Characteristics for Developing Information Literacy in Australian Universities: a guideline” năm 2006)

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Scroll to top